Networking Drinks tháng 8 sẽ trở lại với một nhân vật đặc biệt!

Bạn thân mến,

Cách đây không lâu VPJ đã tổ chức sự kiện Networking Drinks đặc biệt, với sự góp mặt của 2 khách mời từ Mỹ là anh Thức Vũ (Kambria) và chị Vũ Văn (ELSA), và khách mời từ Việt Nam là anh Long Vương (Tomochain). Sự kiện đã rất thành công và 3 khách mời đã dành thời gian chia sẻ nhiều điều quý báu từ kinh nghiệm đi làm và mở startup của họ.

Rất tâm đắc với những chia sẻ hữu ích, thú vị của 3 khách mời, cũng như biết được có nhiều bạn đã rất muốn mà không thể tới tham dự trực tiếp, VPJ đã ghi hình toàn bộ phần chia sẻ và sẽ đăng trên trang Facebook của VPJ.

Nội dung sẽ được chia thành 4 phần, phát trong 4 tuần liên tiếp vào Chủ Nhật hàng tuần. Mời bạn đón xem!

⏰ Thời gian: thứ 4, ngày 1/8 từ 18:30-22:00

🏠 Địa điểm: GOBLIN 代官山店
東京都渋谷区恵比寿西1-33-18 コート代官山B1F

(Link google map: https://goo.gl/maps/W1qm7h35ZJN2)

🎫 Phí tham dự: 1000Yen bao gồm phí đồ ăn

 

 

SERIES 4 PHẦN CHƯƠNG TRÌNH SPECIAL NETWORKING DRINKS VỚI THỨC VŨ, VŨ VĂN VÀ LONG VƯƠNG – 3 ENTREPRENEURS NỔI TIẾNG

Part 1: Thuc Vu and Startup OhmniLabs

Xin gửi tới các bạn Phần 1 trong series 4 phần về những chia sẻ trong chương trình Special Networking Drinks của VPJ với 3 khách mời Vũ Duy Thức (Thuc Vu), Văn Đinh Hồng Vũ , Vương Quang Long.

Phần 1 là những câu chuyện đầy cảm hứng của anh Thức Vũ, CEO của startup OhmniLabs và Kambria. Trong phần chia sẻ này anh Vũ sẽ nói về một số nội dung rất hữu ích khi làm startup như:

☑ Có nên vừa mở công ty vừa làm tiến sĩ không❓
☑ Làm sao để raise fund (gọi vốn) thành công❓
☑ Khi nào thì nên give up (từ bỏ) khi sản phẩm không như mong muốn❓
☑ Thời điểm nên launch sản phẩm❓
☑ Làm công ty lớn – startup và PhD khác nhau thế nào❓

Dưới đây là một số thông tin về anh Thức:

Anh Vũ Duy Thức, tiến sĩ người Việt trẻ nhất tại đại học Stanford đã nhận lời mời của VPJ đến giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Nhật nhân một chuyến công tác tại đây.

Nếu bạn quan tâm tới công nghệ, startup hay Silicon Valley, chắc hẳn cái tên Vũ Duy Thức không quá xa lạ. Tiến sỹ Thức Vũ là CEO và đồng sáng lập của Kambria và OhmniLabs. Trước đó, anh từng sáng lập ra hai công ty là Katango và Tappy đã được Google và Weeby.co mua lại. Anh Thức học tiến sỹ ngành Khoa học Máy tính tại đại học Stanford và học cử nhân tại Carnegie Mellon. Đây là 2 ngôi trường trứ danh tại Mỹ dành cho ngành Khoa học Máy tính. Năm 2004, anh đã giành được giải thưởng Sinh viên Xuất sắc nhất vùng Bắc Mỹ CRA vì kết quả nghiên cứu của mình.

Không chỉ có thành tích học tập, nghiên cứu và làm việc nổi trội, anh Thức có ý thức rất lớn về việc chia sẻ, đóng góp và phát triển cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng ngành Công nghệ nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung. Anh tham gia nhiều vào các dự án cộng đồng phi lợi nhuận tại Việt Nam. Anh đồng sáng lập 2 tổ chức là VietSeeds và VietAI. VietSeeds là chương trình học bổng nhằm hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể học đại học. Tổ chức VietSeeds đã lớn mạnh sau 7 năm, đến nay đã có tới 12 thành viên chủ chốt, 60 cố vấn và hơn 200 sinh viên được hỗ trợ hàng năm.

VietAI là một dự án giáo dục nhằm đưa các khoá học AI (Trí tuệ Nhân tạo) đến với các bạn kĩ sư trẻ Việt Nam. Chương trình tập hợp những người Việt đang làm việc trong ngành AI tại Mỹ và xây dựng các khoá học phù hợp để đem kiến thức từ Thung lũng Silicon đến với người Việt (ví dụ như Huyền Chip cũng là một thành viên đóng góp cho VietAI đấy!). Với mục tiêu đào tạo ra 100 kĩ sư Machine Learning (Máy Học), trong đó 10% sẽ được tham gia các dự án thú vị cùng các cố vấn, VietAI gần đây đã bắt đầu nhận đăng ký từ học viên.

Ngoài việc thành lập và điều hành công ty, anh Thức còn là Nhà nghiên cứu Khoa học và Trợ lý Giáo sư tại John Von Neumann Institute thuộc Đại học Quốc gia. Anh cũng đang tích cực nuôi dưỡng một cộng đồng kĩ sư ngành AI và Robotics cũng như phát triển hệ sinh thái công nghệ tại Việt Nam.

Có rất nhiều điều thú vị anh Thức muốn chia sẻ với cộng đồng người Việt trẻ tại Nhật. Một trong những topic anh muốn nói tới là việc khởi nghiệp tại Mỹ đối với một người nước ngoài như thế nào. Ngoài ra, những kinh nghiệm trong ngành AI và Robotics của anh chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn thích thú.

 

Part 2: Vu Van and ELSA

NỮ GIỚI KHỞI NGHIỆP VỀ CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC NGOÀI THÌ SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Ở phần 1 với những chia sẻ chân thực về quá trình học tập, startup của anh Thức Vũ chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho những băn khoăn khi khởi nghiệp trong một lĩnh vực đầy cạnh tranh như là robotics hiện nay.

Cũng là chuyện startup, tuy nhiên trong số phát sóng lần này nhân vật là chị Vũ Văn với câu chuyện thú vị về việc bước ra “vùng an toàn” của bản thân để xây dựng nên một ELSA dùng công nghệ AI đang ngày ngày hỗ trợ hàng triệu người học ngoại ngữ.

Từ câu chuyện bỏ công việc tốt hiện tại, đi học MBA, học thạc sĩ cho đến việc thu hút nhân tài về cùng làm việc sẽ được chị bật mí trong số phát sóng lần này.

Đôi nét về chị Vũ Văn:
+ Người châu Á đầu tiên nắm giữ vị trí trợ lý Tổng Giám đốc của Maersk, tập đoàn vận tải có chi nhánh khắp 136 quốc gia.
+ Tốt nghiệp 2 học bổng Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Giáo dục của Ðại học Stanford
+ Một trong những nhà sáng lập của Quỹ học bổng Vietseeds giúp đỡ những học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được yên tâm cắp sách đến trường học tập.

Part 3: Long Vuong and Tomochain

KHỞI NGHIỆP VỀ BLOCKCHAIN Ở VIỆT NAM THÌ NHƯ THẾ NÀO?

Nhân vật tuần này – anh Long Vương sẽ giao lưu với chúng ta thông qua một sản phẩm được tài trợ bởi Ohmnilabs.
Trong số lần này, anh sẽ chia sẻ cho chúng ta về quá trình TÌM THỜI ĐIỂM, XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG, GỌI VỐN NHƯ THẾ NÀO khi thành lập nên công ty Tomochain của anh.