
Mỗi giai đoạn trong sự nghiệp hướng đến từng đích đến khác nhau. Vậy, làm thế nào để tìm ra đích đến của bạn?
Bạn cảm thấy rắc rối và phân vân khi định hình con đường sự nghiệp của chính mình. Đặc thù nghề nghiệp cho tôi cơ hội làm việc với nhiều người ở nhiều trình độ khác nhau. Mỗi cá nhân bước trên con đường sự nghiệp khác nhau.
Yếu tố hữu ích cho mọi con đường, chính là biết và hiểu rõ vị trí hiện tại của chính bạn trên con đường đến với thành công. Dù chặng đường của mỗi người là khác biệt, nhưng một sự nghiệp thành công được xây dựng dựa trên những giai đoạn then chốt. Với mỗi giai đoạn, yếu tố mục đích và tiêu chí sẽ thay đổi. Sau đây là 8 yếu tố tôi thường dùng để giúp người khác định hình hiện trạng và vạch ra bước tiếp theo.
- Tự lập
Giai đoạn đầu tiên mà bất cứ ai cũng cần phải học khi xây dựng sự nghiệp chính là học cách tự lập. Với nhiều người, đây là bài học đầu tiên sau khi rời ghế nhà trường, học cách tự sống cuộc đời của chính mình, tự giác đến lớp, tự nấu ăn, cân bằng công việc và vui chơi có chừng mực. Tự quản lý bản thân là bước đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp của chính bạn.
- Học kỹ năng cơ bản
Bất kể bạn muốn xây dựng sự nghiệp ở ngành nghề nào, bạn cần có những kỹ năng cơ bản thuộc ngành nghề đó. Nếu bạn muốn theo đuổi Khoa học máy tính, bạn cần biết những thứ cơ bản về Hệ thống thông tin truyền thông, lập trình, phần mềm phần cứng, vi điện tử .v.v. Nếu bạn cần phải lựa chọn một trong nhiều phương án ở giai đoạn này, bạn nên cân nhắc bộ kỹ năng đa dạng, tùy theo sở thích của chính mình hoặc tùy theo cơ hội nghề nghiệp đang có trước mắt.
- Khám phá khả năng tiềm ẩn
Khi bạn đã có trong tay kỹ năng cơ bản qua trường lớp hay bất cứ hình thức học tập nào khác, bạn đã sẵn sàng bước vào lực lượng nhân sự lao động. Đích đến của giai đoạn này là khám phá. Thực tế, tôi không khuyến khích nhảy việc liên tục, nhưng trải qua 3 đến 4 công việc khác nhau mới giúp bạn thực sự sẵn sàng trước khi bước sang giai đoạn kế tiếp.
- Lựa chọn duy nhất
Giai đoạn này chính là tập trung vào một mục tiêu cụ thể. Tìm ra lĩnh vực bạn muốn trở thành chuyên gia là quyết định quan trọng nhất trong con đường sự nghiệp. Khi đã biết và hiểu rõ về khả năng, kỹ năng của chính mình, cùng với kinh nghiệm đa dạng đã qua ở các giai đoạn trên, bạn đã sẵn sàng để bước tiếp lên con đường thẳng đến lựa chọn duy nhất.
- Làm chủ lĩnh vực
Một khi đã xác định được lĩnh vực để theo đuổi, bạn cần làm chủ nó. Có chuyên gia từng nói, cần tới 10 nghìn giờ thực hành để một người trở thành chuyên gia. Đa số cần từ 8 đến 12 năm thực hành và trau dồi. Tuy nhiên, nếu bạn đã bước trên con đường bạn vừa có hứng thú, lại có kỹ năng cơ bản, bạn sẽ có thể bứt phá nhanh hơn.
- Kiếm tiền từ giá trị của chính mình.
Một khi bạn đã lựa chọn và trau dồi lĩnh vực thành công, lúc này bạn sẽ bắt đầu hưởng thành quả. Giai đoạn này của sự nghiệp là giai đoạn bạn có thể kiếm tiền từ giá trị bạn tạo ra. Ví dụ, có thể là một công việc chính thức lương cao và hay ho, cũng có thể là một nhà tư vấn với mức phí cao, hoặc xây dựng công ty sinh lời.
- Báo đáp lại thị trường
Khi bạn đã có được sự đảm bảo về tài chính cho tương lai, mục đích tiếp theo là mang lại giá trị cho cộng đồng đã giúp bạn trên con đường đã qua. Điều này không chỉ là vật chất hay tiền bạc. Dành thời gian cá nhân của chính bạn, xây dựng mối quan hệ, chia sẻ kinh nghiệm với thế hệ trẻ cũng là cách báo đáp lại thị trường.
- Để lại di sản
Điểm cuối cùng của một sự nghiệp thành công là để lại di sản. Tôi không nói đến một khoản ủng hộ lớn dưới tên bạn trên bảng tên bệnh viện, mà là tạo ảnh hưởng đến cộng đồng. Di sản được định hình bởi giá trị quan và mục đích sống của một người. Mục đích là tạo ra cái gì đó mang lại động lực và tự nó sẽ phát triển trên động lực đó. momentum.
Một vài người may mắn sẽ đi qua hết những giai đoạn trên mà không gặp trở ngại gì. Chúng ta, phần còn lại, có thể sẽ gặp vài trắc trở khó khăn, thậm chí có lúc phải lùi lại. Điều quan trọng không phải là một chặng đường sự nghiệp hoàn hảo, mà là tinh thần luôn giữ được tầm nhìn rộng trong suy nghĩ.
Nguồn: Inc. Magazine
Dịch bởi: Nar Nguyen